Trung tâm trợ giúp

Tổng quan thị trường ngành Chăm Sóc Làm Đẹp và hành vi người dùng

Ngành Thẩm Mỹ – Làm đẹp tại Việt Nam hiện nay đang tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí được kỳ vọng phát triển ngang ngửa với “thiên đường thẩm mỹ” Hàn Quốc. Điều này chứng minh qua tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) của Việt Nam đạt 5,2% trong giai đoạn 2019-2027.

Ngành thẩm mỹ nhận được sự quan tâm lớn trên các trang mạng xã hội

Theo khảo sát của Younet Media, thảo luận trên mạng xã hội vào tháng 7 tăng khoảng 2 lần so với ba tháng trước đó (tháng 2-4/2023), đạt 166 nghìn lượt tương tác, bình luận so với những tháng trước.
Điều này chứng tỏ rằng ngành Thẩm mỹ – Làm đẹp đang tiến dần vào mùa cạnh tranh cao điểm, thu hút nhiều khách hàng trong việc chọn lựa liệu trình làm đẹp, chuẩn bị cho các dịp quan trọng trong năm.

Lượng khách hàng quan tâm đến làm đẹp trên mạng xã hội

Chi phí cho sản phẩm/dịch vụ làm đẹp của các nhóm thu nhập

Nhóm thu nhập dưới 20 triệu: thường sử dụng những sản phẩm làm đẹp ở mức từ 300-500 nghìn đồng và các sản phẩm ở mức từ 700 nghìn đồng trở lên thì rất ít.

Nhóm thu nhập từ 20 triệu trở lên: sử dụng sản phẩm làm đẹp khoảng dưới 300 nghìn đồng giảm hẳn và chi phí dành cho sản phẩm làm đẹp với mức trên 700 nghìn khá cao.
Đặc biệt là nhóm thu nhập trên 30 triệu, họ bắt đầu sử dụng nhiều sản phẩm trên 2 triệu, tăng đến 12% so với nhóm khách hàng có mức thu nhập 20 triệu.

Tần suất sử dụng mỹ phẩm của các nhóm tuổi ở Việt Nam

Theo khảo sát Q&ME Report về sử dụng mỹ phẩm ở Việt Nam, nhóm khách hàng từ 25-32 tuổi và trên 40 tuổi sử dụng sản phẩm làm đẹp thường xuyên, từ 3-4 lần/tuần chiếm từ 50 đến 60% của các nhóm tuổi.

Sản phẩm/ dịch vụ chăm sóc da được người tiêu dùng thường xuyên sử dụng

Có đến 93% phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 32 sử dụng sản phẩm chăm sóc da thường xuyên. Điều này cho thấy nữ giới rất quan tâm đến vấn đề da, cơ thể của bản thân. Trong đó, sửa rữa mặt và nước tẩy trang là những sản phẩm được khách hàng quan tâm nhiều nhất.

Sản phẩm chăm sóc da được sử dụng thường xuyên

Số tiền trung bình mà phụ nữ Việt chi tiêu cho sản phẩm làm đẹp khoảng 400 nghìn đồng. Các sản phẩm như Toner, Kem chống nắng hay Serum cũng được nữ giới ưa chuộng.

Xu hướng tăng trưởng của nhóm người tiêu dùng trẻ và mức độ xuất hiện của thương hiệu

Theo khảo sát của Cnbdata & Tổng cục thống kê, có đến 80% người tiêu dùng ở nhóm khách hàng trẻ Gen Z bày tỏ mức độ quan tâm cao về ngoại hình và sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho thẩm mỹ. Họ xem đây là một khoản đầu tư xứng đáng cho việc “cải thiện ngoại hình“.

Tại Việt Nam, các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận đang trở thành “thánh địa” của ngành dịch vụ làm đẹp. Theo ước tính có đến 7000 cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến làm đẹp tại TPHCM. Điều này cho thấy mức độ tiềm năng của ngành dịch vụ làm đẹp mang lại là cực kỳ lớn.

Các nhãn hiệu dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp nên làm gì?

Trên nền tảng mạng xã hội Zalo, tập thể dục tại trung tâm là hoạt động phổ biến nhất (88%). Tuy nhiên, mức sẵn lòng chi trả không thay đổi so với năm ngoái.

Trong khi đó, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tuy chưa phổ biến nhưng có tỉ trọng người sử dụng cao với 20%. Điều này cho thấy dịch vụ này khá tiềm năng do xu hướng chi tiêu tăng trong năm nay.

Thói quen làm đẹp của người Việt Nam ngày càng phức tạp và có nhu cầu cao

Theo Kantar Lifestyle (2022), các doanh nghiệp hay thương hiệu làm đẹp cần thay đổi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với:

  • Phát triển các ưu đãi nâng cao giúp hạn chế các rào cản đối với việc dùng thử sản phẩm;
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, vì có đến 70% người dùng sẵn sàng chi trả số tiền cao hơn dù cho đang phải cắt giảm chi tiêu.

Người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Theo kết quả khảo sát, có đến 60% khách hàng tin rằng các sản phẩm giá cao hơn đồng nghĩa với chất lượng tốt. Bên cạnh đó, có 77% khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm làm đẹp cao cấp để mang lại hiệu quả tốt hơn. Điều này chứng tỏ người mua hàng tại Việt Nam đánh giá cao việc “trải nghiệm tốt“.

Ngành thẩm mỹ tại Việt Nam thuộc top 10 ngành hàng thường xuyên phải đối mặt với tin tức tiêu cực hoặc khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội. Theo báo cáo từ Younet Media, có tới hơn 300 nghìn lượt tương tác và bình luận về các vấn đề thẩm mỹ.

Doanh nghiệp làm đẹp/thẩm mỹ cần lắng nghe và chủ động phát hiện sớm tin tức tiêu cực và ngăn chặn nguy cơ xảy ra khủng hoảng truyền thông ảnh hưởng tới thương hiệu.

Xu hướng của ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trong tương lai

AI có thể giúp doanh nghiệp/cơ sở làm đẹp có thể tối ưu bộ máy, giảm tải bộ phận chăm sóc khách hàng, giúp phân loại đánh giá của khách hàng và hỗ trợ chẩn đoán thông tin nhanh. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và không để khách hàng phải chờ đợi lâu.

Zalo là nền tảng tiên phong ứng dụng AI, mang đến những tiện ích thông minh, gia tăng trải nghiệm người dùng. Nền tảng này mang đến cho doanh nghiệp cơ hội kết nối hiệu quả với khách hàng, gia tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu và thu hút khách hàng tiềm năng với quảng cáo trên Zalo.

Các bài viết khác

  • Làm sao để thay đổi hóa đơn sai tên công ty (chỉ áp dụng sai loại hình doanh nghiệp,chính tả), hoặc địa chỉ xuất hóa đơn?

    Nếu thông tin trên hóa đơn sai tên công ty (chỉ áp dụng sai loại hình doanh nghiệp, chính tả),…

  • Zalo Ads có cho chọn nhóm đối tượng để quảng cáo không?

    Zalo Ads cho phép nhà quảng cáo chọn 2 loại nhóm đối tượng quảng cáo 1. Nhóm đối tượng là…

  • A/B testing

    Tại sao cần thực hiện A/B testing? Để thực hiện A/B testing, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu A/B…

Đã sao chép link