Trung tâm trợ giúp

Zalo Ads cập nhật tính năng tính phí theo lượt hiển thị (CPM)

Trong tháng 3/2022, Zalo Ads ra mắt tính năng mới cho phép nhà quảng cáo thêm lựa chọn hình thức tính phí theo lượt hiển thị (CPM).

CPM (cost per 1000 impressions) được định nghĩa là giá mỗi 1000 lần hiển thị. Khi chạy quảng cáo CPM, nhà quảng cáo phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.

Loại hình quảng cáo áp dụng

  • Quảng cáo video
  • Quảng cáo website có Official Account & không có Official Account

Để thiết lập tính năng tính phí theo lượt hiển thị, nhà quảng cáo thiết lập trong phần Bạn có thể trả bao nhiêu cho chi phí quảng cáo?

Bước 1: Sau khi thiết lập nhóm đối tượng quảng cáo, nhà quảng cáo chọn xuống phần Chi phí quảng cáo và thiết lập thời gian chạy cho quảng cáo của mình.

Bước 2: Nhà quảng cáo chọn phần Quảng cáo được tính tiền theo lượt hiển thị.

Nhà quảng cáo chọn phương thức tính tiền theo Lượt hiển thị

Lưu ý: Hệ thống sẽ mặc định tính năng hình thức tính tiền là Lượt nhấn với quảng cáo website, hoặc Lượt xem với quảng cáo video. Nhà quảng cáo lưu ý để tránh việc chọn nhầm khi tạo quảng cáo.

Bước 3: Nhà quảng cáo chọn hình thức đặt giá theo Tổng ngân sách quảng cáo (tự động) hoặc theo hình thức Tự đặt giá (thủ công).

Số lượng lượt hiển thị tối thiểu phải là 50,000 lượt hiển thị.

Bước 4: Cuối cùng, nhà quảng cáo chọn tần suất hiển thị cho quảng cáo của mình. Nhà quảng cáo có thể chọn 2 mục tiêu:

  1. Tối ưu hóa tần suất hiển thị tự động
  2. Tự thiết lập tần suất hiển thị

Nếu nhà quảng cáo lựa chọn Tự thiết lập tần suất hiển thị, nhà quảng cáo cần thiết lập giới hạn số lần hiển thị quảng cáo với số ngày lựa chọn.

Ví dụ: Nếu nhà quảng cáo chọn giới hạn 1 lượt hiển thị mỗi 1 ngày, thì 1 người dùng Zalo chỉ thấy tối đa quảng cáo 1 lần trong vòng 24h từ khi người dùng thấy quảng cáo lần đầu.

Lưu ý:

  • Nhà quảng cáo nên thiết lập giới hạn số lượng hiển thị phù hợp để quảng cáo có thể phân phối đều và đạt hiệu quả tốt nhất.

Các bài viết khác

  • Lưu ý về chính sách quảng cáo và các lý do từ chối thường gặp dành cho ngành Thực phẩm chức năng (TPCN)

    Sản phẩm TPCN (bao gồm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm chế độ ăn đặc biệt, Thực phẩm…

  • Lưu ý về chính sách quảng cáo và các lý do từ chối thường gặp dành cho ngành dịch vụ Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp

    Dịch vụ ngành Chăm sóc sức khỏe (CSSK) – Làm đẹp (bao gồm Dịch vụ khám chữa bệnh, Thẩm mỹ…

  • Các lỗi thường gặp và hướng dẫn chỉnh sửa

    Các thông tin trong khóa học này giúp nhà quảng cáo nhận định được các lỗi mà quảng cáo đang…

Đã sao chép link