Xã hội ngày càng phát triển và xu hướng đầu tư cho ngành Giáo dục đang được quan tâm nhiều hơn với đa dạng các loại hình thức. Không chỉ là các cơ sở Giáo dục văn hóa, Giáo dục liên quan đến năng khiếu, thể chất, kỹ năng cũng đang phổ biến tại Việt Nam.
Tổng quan ngành giáo dục tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang rất phát triển, đặc biệt là về giáo dục đang nhận được sự quan tâm và tăng cường đầu tư ngày càng nhiều từ chính phủ.
Về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam (năm 2022) nằm trong nhóm cao, đứng thứ 107/193 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 1990 đến 2022, giá trị HDI của Việt Nam tăng gần 50% (từ 0.492 đến 0.726).
Tổng quan đầu tư cho giáo dục tại Việt Nam
Theo báo cáo mới đây (2010-2020), chỉ số vốn con người của Việt Nam tăng từ 0.66 lên 0.69, cao hơn các quốc gia có cùng mức thu nhập (0.56). Quan trọng và đáng lưu tâm hơn là mức chi tiêu của các gia đình dành cho giáo dục trong cả nước của Việt Nam gần 5% GDP.
Qua 10 năm (2012-2022) chi phí giáo dục tăng khoảng gần 72%. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư 2022, mức chi cho giáo dục bình quân một người năm 2022 là 7 triệu người/năm (giảm 1% so với 2020). Mức chi tiêu ở thành thị cao hơn gấp đôi so với ở nông thôn, ví dụ gia đình ở thành thị có thể chi 10 triệu/năm cho giáo dục, trong khi đó ở nông thôn chỉ chi 5 triệu/năm.
Theo Bain & Company, trung bình gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng để chi cho việc giáo dục con cái so với mức 6-15% của các nước ở Đông Nam Á khác.
Xu hướng thay đổi tiếp cận giáo dục sau Covid 19
Đại dịch tạo ra nhiều thách thức đối với ngành giáo dục, các bạn trẻ không thể đến trường, trong khi cơ sở vật chất chưa phát triển. Tuy nhiên, cũng mang lại nhiều cơ hội đổi mới và số hóa cho ngành đào tạo. Đặc biệt là ngành Edtech mới ra đời, hiện tại đã đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng cao khoảng 20%. Con số đáng chú ý là 70% các trường đại học sẽ được số hóa và các trung tâm học tập cộng đồng sẽ áp dụng công nghệ thông tin.
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới và nằm trong top 3 quốc gia ở ASEAN có nền EdTech tiềm năng nhất trong khu vực.
Nhu cần học hỏi, nâng cao kiến thức của người dân Việt Nam
Theo khảo sát của Adtima về Giáo dục, có đến 50% đáp viên cho rằng họ có nhu cầu tìm hiểu các thông tin về giáo dục và đào tạo. Trong đó, 28% muốn tìm hiểu thông tin về tuyển sinh Đại học/Cao đẳng, 26% thông tin về khóa học kỹ năng và 19% thông tin về du học.
Tổng quan về giáo dục ĐH – CĐ
Dựa theo kết quả khảo sát của Adtima, số lượng sinh viên có chiều hướng gia tăng qua các năm, số thí sinh đăng kí xét tuyển trên hệ thống năm 2023 là 660.000 nghìn thí sinh (tăng 7% so với năm 2022), những ngành được quan tâm nhiều nhất là Công nghệ thông tin, Kỹ thuật , Y tế – dược, Tài chính – Kế toán và Quản trị kinh doanh.
Trong đó có sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới tính, nhóm nam quan tâm nhiều đến công nghệ thông tin và kĩ thuật. Còn nhóm nữ lại quan tâm nhiều đến các ngành kinh tế như tài chính – kế toán hay quản trị kinh doanh.
Tổng quan nhu cầu về các khóa học ngắn hạn
Nhìn chung, nhu cầu về khóa học ngắn hạn cho người trưởng thành chủ yếu tập trung vào ngoại ngữ (76%), kỹ năng mềm (57%) và kỹ năng nghề nghiệp là 53%. Tập trung vào nhóm trẻ (18-24 tuổi), nhóm có nhu cầu cao nhất về khóa học này.
Trong khi đó về nhu cầu khóa học ngắn hạn dành cho trẻ em, chủ yếu quan tâm đến kĩ năng ngoại ngữ (85%), kỹ năng mềm (62%) và STEM (32%). Năng khiếu, nghệ thuật thể thao cũng được quan tâm nhiều. Nhóm tuổi quan tâm nhiều nhất cho nhu cầu này là phụ huynh của những trẻ từ 6-16 tuổi.
Tổng quan thị trường du học sinh Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục, ở giai đoạn từ năm 2013-2023 cho thấy số lượng sinh viên du học tăng 69%, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh và sẵn sàng đầu tư lớn, đặc biệt là vào lĩnh vực tư nhân cho con cái của họ. Khoảng 4 tỷ đô đã được các gia đình Việt Nam chi cho giáo dục ở nước ngoài mỗi năm.
Đặc biệt ở giai đoạn năm học 2022-2023, số liệu thống kê cho thấy có rằng 190,000 du học sinh Việt Nam & 22,000 lưu học sinh nước ngoài, có đến 390 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và gần 2500 công ty tư vấn du học (tăng đến 60 công ty so với năm học trước đó).
Vai trò của thông tin trực tuyến
Mạng xã hội và Công cụ tìm kiếm là những nguồn thông tin phổ biến nhất trong việc kiếm thông tin về giáo dục và đào tạo. Thể hiện sự ưu tiên vào tính tiện ích, khả năng tìm kiếm đa dạng trên những nền tảng này.
Tư vấn từ người thân và bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định về giáo dục và đào tạo của người thân. Điều này thể hiện sự đầu tư cao cho việc giáo dục nên cần đòi hỏi tham khảo thông tin thật kỹ từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
Quảng cáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với quyết định đến việc chọn nơi học. Theo khảo sát từ Zalo Ads, có tới 61% người dùng có nhu cầu khi đưa ra quyết định tìm hiểu thông tin về giáo dục thông qua quảng cáo trên Zalo. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của quảng cáo trong việc cung cấp thông tin, tạo ra sự động viên để người dùng tìm hiểu và lựa chọn nơi học phù hợp.
Tài liệu về báo cáo thị trường: Ngành Giáo dục
Các bài viết khác
-
Làm sao để nạp tiền vào tài khoản Zalo Ads?
Để nạp tiền vào tài khoản quảng cáo Zalo Ads, nhà quảng cáo đăng nhập tài khoản quảng cáo cá…
-
Chia sẻ báo cáo chiến dịch quảng cáo Zalo Ads
Zalo Ads hỗ trợ tính năng chia sẻ báo cáo trong chiến dịch quảng cáo giúp nhân viên có thể…
-
DISPLAY ADS – Cách để thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng trên hệ sinh thái Zalo
Doanh nghiệp hay nhãn hàng khi muốn truyền tải các nội dung và chiến dịch, ví dụ như: Ra mắt…