6.1 Phạm vi áp dụng
- Hình ảnh quảng cáo bao gồm phần hình logo đối với phần tiêu đề, hình banner quảng cáo trong trường hợp quảng cáo hình ảnh, hoặc hình ảnh trong video quảng cáo trong trường hợp quảng cáo video.
- Hình logo và hình bìa đối với trường hợp quảng cáo OA.
- Hình ảnh trong biểu mẫu quảng cáo đối với trường hợp quảng cáo có trang đích là Form
6.2. Quy định về chất lượng hình ảnh
- Hình banner và logo phải rõ ràng dễ nhận biết, chữ trong hình dễ đọc, không duyệt các quảng cáo có hình ảnh mờ, chữ quá nhỏ, không thể nhận ra được;
- Quy định về sử dụng văn bản trong hình ảnh: Quảng cáo không được chứa text quá 50% diện tích hình ảnh và không được chỉ bao gồm hoàn toàn là chữ trên banner;
Ví dụ từ chối:
- Phần text trong banner sản phẩm phải rõ ràng, dễ đọc, không sai chính tả, nội dung phù hợp với sản phẩm, không duyệt các hình ảnh chứa người cầm banner chữ (viết tay hoặc chỉnh sửa sơ sài);
Ví dụ từ chối:
- Banner quảng cáo phải thể hiện rõ công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đang được quảng cáo;
- Hình ảnh phải có liên quan và phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo;
- Hình ảnh quảng cáo phải đúng quy cách và đủ kích thước quy định (1024*533). Zalo Ads có quyền từ chối các hình ảnh có kích thước không phù hợp quy định hoặc để trắng nền xung quanh không liên quan về mặt thiết kế;
Ví dụ từ chối:
- Không đăng các hình ảnh quảng cáo gây nhầm lẫn cho người dùng về thành phần, chất lượng sản phẩm đang được quảng cáo;
- Không được sử dụng các hình ảnh gây chấn động hoặc gây sợ hãi, hình ảnh chứa hoặc khơi gợi các từ ngữ, nội dung phản cảm, bạo lực, không thân thiện với bất kỳ nhóm người dùng nào;
- Hình ảnh không được gợi dục quá mức, ngụ ý khỏa thân, hở da, khoe thân hoặc tập trung một cách không cần thiết vào các bộ phận cơ thể, hình ảnh mô tả con người ở tư thế khiêu dâm, các hoạt động khêu gợi hoặc kích thích quá mức;
- Không sử dụng hình ảnh người bệnh, chứng bệnh một cách không sạch sẽ, gây cảm giác tiêu cực cho người xem (ví dụ người gầy trơ xương, lở loét, đau đớn, highlight chỗ đau bằng các vòng tròn đỏ, người bụng phệ chảy xệ, vết thương hở và máu me,…);
- Đối với quảng cáo thuốc và thực phẩm (bao gồm thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác) không được sử dụng hình ảnh “trước và sau”;
- Banner quảng cáo không được chứa bộ phận cơ thể được zoom in vượt quá 50% diện tích hình quảng cáo đó;
- Banner quảng cáo không được có phần hình ảnh được đóng khung hoặc gắn viền nổi bật
Ví dụ từ chối:
6.3. Quy định về nội dung hình ảnh
- Không được sử dụng logo của Bộ Y tế, logo các cơ quan chính phủ, logo chứng nhận sản phẩm chính hãng, hàng Việt Nam chất lượng cao mà không có giấy phép;
- Không được sử dụng hình ảnh chụp giấy tờ, văn bản hành chính trên hình ảnh quảng cáo, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), các loại giấy tờ từ cơ quan Nhà nước, giấy phép liên quan đến sản phẩm (Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy công bố, giấy an toàn vệ sinh thực phẩm…), thẻ bảo hiểm y tế, hợp đồng, và các loại giấy tờ tương tự khác;
- Không sử dụng hình ảnh của lá cờ Việt Nam hoặc bản đồ hoặc tiền Việt Nam;
- Hình ảnh không được khai thác các vấn đề chính sách, giới tính, tôn giáo, tình dục hoặc các vấn đề nhạy cảm khác;
- Không dùng ảnh quân nhân, chính trị;
- Không được sử dụng hình ảnh chứa kết quả bất ngờ, không thể xảy ra;
- Không được sử dụng các hình ảnh mồ mả, nghĩa trang, bia mộ hoặc những hình ảnh tương tự;
- Không được sử dụng hình ảnh thuốc lá, khói thuốc lá, thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá khác;
- Không sử dụng hình ảnh kim tiêm, ống chích, dao kéo, vũ khí;
- Không dùng phần miêu tả của quảng cáo vào phần hình của quảng cáo;
- Hình ảnh không được chứa các mã QR;
- Hình ảnh quảng cáo không được đánh lừa người dùng click chuột:
– Hình ảnh làm giả nút bấm play video, nút tắt quảng cáo, nút di chuyển hình hoặc thành phần trang web mà không có tác dụng;
– Hình ảnh bắt chước hoặc giống hộp thoại hay thông báo lỗi của Windows, Mac, Unix, hoặc hệ điều hành khác.
6.4. Quy định về hình ảnh trong video hoặc ảnh động
Hình ảnh trong video/ ảnh động ngoài việc tuân thủ theo chính sách chung về hình ảnh, còn phải đảm bảo:
- Video không được kéo dài quá 60s
- Video, hình động không được có hình ảnh nhấp nháy, hiệu ứng hình ảnh gây khó chịu cho người xem.
6.5. Quy định về bản quyền hình ảnh
- Đối với việc sử dụng hình ảnh nhân vật với mục đích quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, Zalo Ads chỉ chấp nhận sử dụng hình ảnh nhân vật:
– Hình ảnh có sự cho phép, thỏa thuận bằng văn bản hoặc hợp đồng có tính pháp lý trong việc sử dụng hình ảnh nhân vật kèm CMND/CCCD/Passport;
– Hình ảnh trẻ em cần có sự đồng ý bằng văn bản của phụ huynh hoặc người giám hộ; - Các hình ảnh từ các trang hình stock, khi sử dụng vui lòng đính kèm đường dẫn trong tập tin tải lên;
- Hình ảnh quảng cáo không được sử dụng các hình ảnh có dính dấu bản quyền (dấu stock);
- Không được sử dụng các hình ảnh của nhãn hiệu khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà không có giấy phép phân phối hoặc giấy phép sử dụng hình ảnh;
- Không sử dụng hình ảnh hoặc chữ trên ảnh có nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp so sánh hoặc cạnh tranh không lành mạnh với các sản phẩm khác.
6.6. Đối với hình ảnh quảng cáo thuốc
Thông tin, hình ảnh cấm sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm:
- Hình ảnh người bệnh;
- Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá;
- Danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của các tổ chức y, dược, của cán bộ y tế (như bác sỹ, dược sỹ, thầy thuốc,…) để quảng cáo, khuyên dùng thuốc;
- Thư tín, hồ sơ bệnh án, thư cám ơn của người bệnh, banner có hình bệnh nhân “Tôi đã khỏi bệnh…”;
- Hình ảnh không được chứa các từ ngữ như “cam kết”, “nặng mấy cũng khỏi”, “chắc chắn sẽ hết bệnh” hoặc các từ ngữ liên quan đến việc chắc chắn trong việc điều trị các loại bệnh và triệu chứng mà không có tài liệu chứng minh, kiểm chứng;
- Các quy định trên áp dụng đối với cả hình ảnh quảng cáo và cả hình ảnh logo của OA.
6.7. Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
- Phải miêu tả rõ chức năng của sản phẩm;
- Đối với TPCN, phải có dòng chữ “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc” ở phần thông tin hình hoặc chữ của sản phẩm rõ ràng, dễ thấy;
- Đối với TPCN, không được phép có các từ ngữ hoặc hình ảnh miêu tả sản phẩm như là thuốc, sản phẩm có công dụng như thuốc hoặc có tác dụng thay thế thuốc;
- Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, bệnh án, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo.
6.8. Đối với các sản phẩm về điều trị hiếm muộn hoặc dịch vụ điều trị hiếm muộn, hình ảnh
- Không được phép chứa các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý nhóm đối tượng như hình ảnh siêu âm, hình ảnh que thử thai và các hình ảnh tương tự khác theo quyết định của Zalo Ads.
- Zalo Ads khuyến khích sử dụng các hình ảnh liên quan đến gia đình, hình ảnh hạnh phúc giữa mẹ và bé cũng như các thành viên trong gia đình.
– Ví dụ hình ảnh không phù hợp bị từ chối
Hình ảnh que thử thai
Hình ảnh siêu âm
– Ví dụ hình ảnh phù hợp
6.9 Những quy định bổ sung về đánh giá chất lượng hình ảnh
Nhà quảng cáo nên tránh những trường hợp sau đây để không làm giảm chất lượng quảng cáo của mình.
- Hình ảnh mờ, không rõ ràng nhưng chưa đến mức từ chối như điều 2
- Hình ảnh không có bố cục rõ ràng, cắt ghép cẩu thả
- Bố cục trên hình bị chia rõ ràng về thị giác thành hai hay nhiều cột do khung hoặc đường phân cách
Zalo Ads khuyến khích các quảng cáo sử dụng background 1 màu/dải màu hoặc 1 ảnh để tăng chất lượng cho quảng cáo của bạn
- Chữ trên hình nằm trong khung và hình ảnh quảng cáo không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đang quảng cáo
- Hình ảnh sản phẩm quá nhỏ và nằm ở góc màn hình, không nhìn thấy nhãn dán sản phẩm đang quảng cáo
- Bài học: Tổng quan về chính sách quảng cáo
- Bài học: Chính sách và quy trình duyệt quảng cáo
- Bài học: Danh sách sản phẩm bị cấm và hạn chế
- Bài học: Danh sách sản phẩm cần giấy phép
- Bài học: Quy định về nội dung quảng cáo
- Bài học: Quy định về hình ảnh quảng cáo
- Bài học: Quy định về nội dung trang đích
- Bài học: Quy định về tiêu đề quảng cáo
- Bài học: Chính sách về tính định vị của quảng cáo
- Bài học: Quy định về xác thực nhà quảng cáo
- Bài học: Tổng quan về chính sách quảng cáo
- Bài học: Chính sách và quy trình duyệt quảng cáo
- Bài học: Danh sách sản phẩm bị cấm và hạn chế
- Bài học: Danh sách sản phẩm cần giấy phép
- Bài học: Quy định về nội dung quảng cáo
- Bài học: Quy định về hình ảnh quảng cáo
- Bài học: Quy định về nội dung trang đích
- Bài học: Quy định về tiêu đề quảng cáo
- Bài học: Chính sách về tính định vị của quảng cáo
- Bài học: Quy định về xác thực nhà quảng cáo