Để thực hiện A/B testing, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu A/B testing là gì và thực hiện A/B testing thế nào để đạt hiệu quả.
A/B testing là gì?
A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó có hai phiên bản (A và B) được cùng so sánh khi thực hiện chiến dịch quảng cáo và qua đó bạn có thể so sánh những phiên bản quảng cáo khác nhau này ở cùng 1 thời điểm và đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn.
Các phiên bản quảng cáo ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, nội dung quảng cáo, nhóm đối tượng nhắm chọn cho tới trang web và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.
A/B testing cho bạn biết liệu hình ảnh trong một quảng cáo này có giúp bạn đạt kết quả tốt hơn những quảng cáo khác không; hoặc nhóm đối tượng quảng cáo này thì sẽ click vào quảng cáo nhiều hơn những đối tượng còn lại…để phân bổ ngân sách vào các mẫu quảng cáo hiệu quả hơn.
Và bạn cần chuẩn bị gì để tiến hành thử nghiệm ?
Thiết kế của quảng cáo: hình ảnh, chú thích, mô tả, thông tin thêm, Call-To-Action, trang landing…
Nhóm đối tượng quảng cáo: giới tính, độ tuổi, địa lý, ngành nghề, sở thích…
Lưu ý: Chúng ta không nên cố gắng thử tất cả các yếu tố. Thay vào đó, hãy tập trung vào những yếu tố liên quan đến việc kinh doanh của bạn và mang lại hiệu quả quảng cáo cao.
Một số cách bạn có thể thử để trải nghiệm A/B testing
Bỏ những yếu tố không cần thiết
Nếu bạn bán mỹ phẩm cho nữ thì việc nhắm đến đối tượng nam là không cần thiết.
Những yếu tố thử nghiệm cần khác biệt
Nếu bạn thử một quảng cáo sử dụng hình nền màu trắng và một quảng cáo sử dụng hình nền màu xám thì sự khác biệt trong hiệu quả của hai quảng cáo này sẽ khá nhỏ.
Chia nhỏ & tinh chỉnh các yếu tố
Bạn thử nghiệm hai nhóm đối tượng 18 – 35 và 36 – 55 và phát hiện nhóm 18-35 có kết quả tốt hơn. Tiếp theo, bạn nên chia nhỏ nhóm 18 – 35 thành hai nhóm nhỏ hơn 18 – 22 và 23-35.
Đừng bao giờ ngừng thử nghiệm
Khi bạn đã tìm ra sự kết hợp hoàn hảo giữ thiết kế quảng cáo và nhóm đối tượng, hãy phân bổ nhiều kinh phí cho nhóm đấy. Đồng thời, hãy bắt đầu thử nghiệm mới.
Hi vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của những ai đang tìm hiểu về quá trình A/B testing để áp dụng vào quảng cáo trên Zalo Ads.
- Bài học: Những yếu tố ảnh hưởng đến quảng cáo Zalo Ads
- Bài học: Những lý do thường gặp khi quảng cáo không phân phối
- Bài học: Giá thầu quảng cáo khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến quảng cáo
- Bài học: Làm sao để tạo mẫu quảng cáo thu hút?
- Bài học: Tối ưu hoá hình ảnh quảng cáo trên Zalo
- Bài học: Làm thế nào để tăng CTR khi chạy quảng cáo?
- Bài học: Tại sao cần thực hiện A/B testing?
- Bài học: Tối ưu quảng cáo Form
- Bài học: Công dụng và cách đặt nút hiển thị
- Bài học: Các cách chọn đối tượng quảng cáo
- Bài học: Chia sẻ báo cáo chiến dịch quảng cáo Zalo Ads
- Bài học: Những yếu tố ảnh hưởng đến quảng cáo Zalo Ads
- Bài học: Những lý do thường gặp khi quảng cáo không phân phối
- Bài học: Giá thầu quảng cáo khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến quảng cáo
- Bài học: Làm sao để tạo mẫu quảng cáo thu hút?
- Bài học: Tối ưu hoá hình ảnh quảng cáo trên Zalo
- Bài học: Làm thế nào để tăng CTR khi chạy quảng cáo?
- Bài học: Tại sao cần thực hiện A/B testing?
- Bài học: Tối ưu quảng cáo Form
- Bài học: Công dụng và cách đặt nút hiển thị
- Bài học: Các cách chọn đối tượng quảng cáo
- Bài học: Chia sẻ báo cáo chiến dịch quảng cáo Zalo Ads