Trung tâm trợ giúp

Làm thế nào để tăng CTR khi chạy quảng cáo?

CTR là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng phân phối quảng cáo trên hệ thống Zalo Ads. Hãy cùng tìm hiểu cách tối ưu CTR cho chiến dịch quảng cáo của chủ shop để tăng hiệu quả quảng cáo.

1. CTR (Click Through Rate) là gì?

Các chủ doanh nghiệp và cửa hàng thường xuyên chạy quảng cáo trực tuyến đều biết CTR là tỷ lệ nhấp chuột trên tổng số lượt hiển thị. CTR sẽ được tính theo công thức:

CTR = số lượt nhấp chuột/ số lượt hiển thị x 100

CTR dùng để đo mức độ quan tâm của người dùng đối với quảng cáo, vì nếu quảng cáo của doanh nghiệp/ cửa hàng phù hợp với đối tượng đã nhắm chọn và nội dung hấp dẫn, có tính khơi gợi đối với người dùng Zalo, CTR của chiến dịch sẽ cao.

2. Vì sao CTR lại là yếu tố quan trọng trong quảng cáo trên Zalo Ads?

Để được hệ thống Zalo Ads thực hiện phân phối quảng cáo, hệ thống sẽ dùng một công thức tính toán để đánh giá điểm số quảng cáo (Score), dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng đến điểm số của quảng cáo trong chiến dịch: CTR, giá đấu thầu và số lượng nhấp chuột

Trong 3 yếu tố này, CTR có ảnh hưởng rất quan trọng nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng Zalo. Quảng cáo của doanh nghiệp/ cửa hàng có nội dung phải phù hợp với người dùng, thì mức độ quan tâm của người dùng đối với quảng cáo đó sẽ cao → CTR sẽ cao.

3. Làm sao để cải thiện CTR?

a. Xác định đối tượng nhìn thấy quảng cáo

Chủ doanh nghiệp/cửa hàng cần xác định chính xác đối tượng sẽ nhắm chọn để thiết kế hình ảnh và sử dụng câu chữ quảng cáo phù hợp. Nếu nhà quảng cáo nhắm chọn đối tượng xem quảng cáo chỉ trong khoảng từ 40-55 tuổi nhưng từ ngữ và hình ảnh quảng cáo chỉ dành riêng cho nhóm 13-20 tuổi, thì dù hình ảnh có bắt mắt đến mấy vẫn có thể làm CTR của quảng cáo sẽ không cao, do nội dung quảng cáo không phù hợp với đối tượng nhắm chọn.

b. Hình ảnh quảng cáo (banner)

Màu nền của banner rất quan trọng. Nếu nhà quảng cáo chọn banner có màu sắc không nổi bật so với màu nền của Nhật ký Zalo thì nguy cơ rất cao là CTR của quảng cáo sẽ thấp.

Quảng cáo trước hết phải gây được sự chú ý, và để gây chú ý thì nhà quảng cáo cần có banner nổi bật. Tuy nhiên, có thể mỗi doanh nghiệp/ cửa hàng đều có hệ thống màu sắc nhận diện riêng, nhưng nếu màu sắc nhận diện của doanh nghiệp/cửa hàng của nhà quảng cáo trùng với màu nền của Nhật ký Zalo thì nên cân nhắc thay đổi bố cục banner có điểm nhấn để banner quảng cáo của chiến dịch có thể thu hút và có ấn tượng tốt mặt thị giác với người dùng Zalo.

Kích thước banner phải đảm bảo theo tỷ lệ 2:1 với kích thước 1024×533 pixel. Có những Doanh nghiệp tận dụng lại hình ảnh với tỷ lệ không đúng theo 2:1 để dùng luôn cho Zalo Ads mà không điều chỉnh kích thước phù hợp nên dẫn đến việc hình ảnh quảng cáo bị bể và trông rất thiếu thẩm mỹ.

Nút bấm và kêu gọi hành động trên banner: Tỷ lệ nhấn chuột sẽ tăng lên khi nhà quảng cáo thêm nút kêu gọi hành động một cách sáng tạo để thu hút người dùng. Tuy nhiên nhà quảng cáo cần lưu ý nút kêu gọi này cần được bố trí hợp lý để tránh tạo cảm giác phản cảm.

Yếu tố con người thể hiện trên banner: Với một số lĩnh vực như mỹ phẩm/ thời trang/ phụ kiện, nếu có yếu tố con người trên banner thì thường sẽ tăng sự sinh động và dễ tạo sự chú ý hơn các banner không có. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng yếu tố này trong banner quảng cáo.

Câu chữ thể hiện trên banner Thông thường nghĩ đến banner nhà quảng cáo thường nghĩ đến hình ảnh bắt mắt, nhưng không phải vì thế quên dùng chữ (Text) trong banner của chiến dịch quảng cáo. Tránh nên đưa ra một banner chỉ toàn hình ảnh hoặc chỉ có vài con chữ. Khi người dùng hiểu thông điệp nhà quảng cáo đang nói gì bên cạnh những hình ảnh bắt mắt, khả năng họ bị thuyết phục click vào quảng cáo sẽ cao hơn.

Lưu ý: trên hệ thống Zalo Ads, câu chữ hiển thị trên banner không được vượt quá 30% diện tích banner quảng cáo.

c. Nội dung câu chữ mô tả quảng cáo

Cũng như hình ảnh quảng cáo, câu chữ quảng cáo cũng cần mang tính hấp dẫn và thu hút khách hàng, đừng nên tạo ra những nội dung chung chung, không rõ nghĩa.

d. Tạo nhiều quảng cáo với các nội dung khác nhau cho cùng một sản phẩm/dịch vụ trong một chiến dịch quảng cáo

Nhà quảng cáo có thể thử tạo quảng cáo với các nội dung khác nhau cho cùng 1 sản phẩm/dịch vụ để A/B testing trong khoảng từ 1-2 ngày để xem quảng cáo nào có CTR cao hơn. Sau đấy nhà quảng cáo có thể tiếp tục sử dụng mẫu quảng cáo có CTR cao nhất để chạy quảng cáo.

Một lưu ý nhỏ, nếu CTR của chiến dịch quảng cáo đã ở mức ổn định mà quảng cáo vẫn không phân phối, nhà quảng cáo nên cân nhắc tăng giá đấu thầu để quảng cáo có cơ hội hiển thị trên Nhật ký người dùng Zalo.

Các bài viết khác

  • Giá thầu quảng cáo khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến quảng cáo

    Hệ thống Zalo Ads là hệ thống đấu giá thầu (biding) giữa các nhà quảng cáo chạy trong hệ thống.…

    March 26, 2020

  • Lỗi thiếu thông tin liên lạc và thông tin sản phẩm

    Ngoài việc hỗ trợ tốt nhất cho nhà quảng cáo, BQT Zalo Ads sẽ phải bảo vệ người dùng Zalo…

    March 18, 2020

  • Cập nhật nổi bật của Zalo Ads tháng 11/2022

    Tính năng thông báo khi có dữ liệu mới từ Quảng cáo Form Mở rộng thêm ngành hàng quảng cáo…

    November 25, 2022

Đã sao chép link